12A1 Gò Vấp School
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

12A1 Gò Vấp School

Hello world !
 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Top posters
admin
Cổ tích “bà bụt sinh viên” Vote_lcap1Cổ tích “bà bụt sinh viên” Voting_barCổ tích “bà bụt sinh viên” Vote_rcap1 
Enix88
Cổ tích “bà bụt sinh viên” Vote_lcap1Cổ tích “bà bụt sinh viên” Voting_barCổ tích “bà bụt sinh viên” Vote_rcap1 
baongoc
Cổ tích “bà bụt sinh viên” Vote_lcap1Cổ tích “bà bụt sinh viên” Voting_barCổ tích “bà bụt sinh viên” Vote_rcap1 
rubyinrock
Cổ tích “bà bụt sinh viên” Vote_lcap1Cổ tích “bà bụt sinh viên” Voting_barCổ tích “bà bụt sinh viên” Vote_rcap1 
snivel_butterfly
Cổ tích “bà bụt sinh viên” Vote_lcap1Cổ tích “bà bụt sinh viên” Voting_barCổ tích “bà bụt sinh viên” Vote_rcap1 
chuheocon
Cổ tích “bà bụt sinh viên” Vote_lcap1Cổ tích “bà bụt sinh viên” Voting_barCổ tích “bà bụt sinh viên” Vote_rcap1 
MrWantini
Cổ tích “bà bụt sinh viên” Vote_lcap1Cổ tích “bà bụt sinh viên” Voting_barCổ tích “bà bụt sinh viên” Vote_rcap1 
huynhlong
Cổ tích “bà bụt sinh viên” Vote_lcap1Cổ tích “bà bụt sinh viên” Voting_barCổ tích “bà bụt sinh viên” Vote_rcap1 
BiNh_XaNg_CaN
Cổ tích “bà bụt sinh viên” Vote_lcap1Cổ tích “bà bụt sinh viên” Voting_barCổ tích “bà bụt sinh viên” Vote_rcap1 
psychee
Cổ tích “bà bụt sinh viên” Vote_lcap1Cổ tích “bà bụt sinh viên” Voting_barCổ tích “bà bụt sinh viên” Vote_rcap1 
Gallery
Cổ tích “bà bụt sinh viên” Empty
Latest topics
» Đăng ký 1 khóa - Học được 2 người tại Ngoại ngữ Châu Úc Việt
Cổ tích “bà bụt sinh viên” Icon_minitimeSun Dec 02, 2012 7:36 pm by avse

» 9 Pota Đại đội 9
Cổ tích “bà bụt sinh viên” Icon_minitimeSun Mar 18, 2012 1:14 pm by haphan

» Bán máy quay phim, máy chụp hình kỹ thuật số
Cổ tích “bà bụt sinh viên” Icon_minitimeWed Jan 12, 2011 10:39 pm by admin

» Xuất hiện nhóm côn đồ đập phá nhà dân
Cổ tích “bà bụt sinh viên” Icon_minitimeTue Nov 23, 2010 9:51 am by diemnt

» HOT NEWS! Trường AVSE tặng 500.000 đồng cho tất cả các khóa học.
Cổ tích “bà bụt sinh viên” Icon_minitimeTue Aug 17, 2010 7:35 pm by avse

» Hội thảo TOEIC!
Cổ tích “bà bụt sinh viên” Icon_minitimeThu Aug 12, 2010 9:21 am by avse

» [Hội thảo Toeic] Vượt một thử thách - Đạt mọi thành công
Cổ tích “bà bụt sinh viên” Icon_minitimeWed Jul 21, 2010 2:22 pm by avse

» Gò vấp - Ship tận nơi - Hams Yêu
Cổ tích “bà bụt sinh viên” Icon_minitimeWed Mar 03, 2010 8:55 am by lovishop

» T-shirt cực kool danh cho Boy&Girl
Cổ tích “bà bụt sinh viên” Icon_minitimeSun Dec 27, 2009 11:06 am by tduy88

May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  
CalendarCalendar
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Entertainment
Mario

Bubbles

Music

 

 Cổ tích “bà bụt sinh viên”

Go down 
Tác giảThông điệp
admin
Admin
admin


Nam
Tổng số bài gửi : 562
Age : 35
Đến từ : TP HCM
Job/hobbies : sport
Registration date : 10/07/2008

Cổ tích “bà bụt sinh viên” Empty
Bài gửiTiêu đề: Cổ tích “bà bụt sinh viên”   Cổ tích “bà bụt sinh viên” Icon_minitimeFri Sep 26, 2008 7:49 pm

Thứ Sáu, 26/09/2008, 08:12 (GMT+7)


TT - Một câu chuyện đang gây xúc động trong nhiều bạn trẻ, sinh viên Hà Nội: một nữ SV đã quyết định nhận ba bạn nhỏ khiếm thị, khó khăn về làm em nuôi suốt đời.

Đã hơn sáu tháng kể từ ngày bắt xe vào tận Quảng Bình đón các em về, Nguyễn Hoàng Oanh (SV ĐH Kinh tế quốc dân) vẫn cứ đảm đang, vững vàng với vai trò mới: vừa là chị, vừa là mẹ của ba em nhỏ mù lòa. Nhiều người không khỏi giật mình: nó đang là SV, chưa nuôi nổi mình thì lấy gì nuôi ba đứa khiếm thị?

“Chị là người đầu tiên hỏi em về ước mơ”

Chúng tôi tìm về xóm Bắc, thôn La Hà, xã Quảng Văn, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, nơi có ngôi nhà của ba người em may mắn là Phạm Văn Thắng (sinh năm 1996), Phạm Thị Hiếu (1993), Phạm Thị Thường (1988) vừa được Hoàng Oanh nhận về nuôi. Người mẹ ruột của ba em nhỏ, bà Mai Thị Trường, xúc động: “Được chị Oanh nhận về chăm sóc, nuôi nấng may ra các cháu có tương lai chứ không thì chắc sẽ khổ suốt đời” .

Trong xóm Bắc, gia đình ba bạn nhỏ này thuộc hộ khó khăn nhất. Ngôi nhà nghèo xác xơ có lẽ vẫn chưa đủ nói lên nỗi bất hạnh ấy. Bảy lần sinh nở thì bốn lần hai vợ chồng nuốt nước mắt vào trong nhìn con sinh ra mà không được nhìn thấy ánh sáng. Cha làm thuê cuốc mướn, mẹ chằm nón suốt ngày vẫn không nuôi nổi con nên các con đều nghỉ học sớm. Thường, Hiếu và Thắng do khiếm thị nên không có điều kiện đến lớp…

Tháng 3-2008, Hoàng Oanh theo nhóm từ thiện Minh Đức về thôn Bắc Hà, xã Quảng Văn phát quà. Oanh rớt nước mắt khi thấy ba đứa trẻ chỉ mặc áo mỏng tanh, run cầm cập trong mưa rét; nắm tay dìu nhau lần dò từng bước. “Thấy cảnh đó lòng mình thương vô hạn, chỉ muốn chạy đến giữ chúng lại nhưng không thể” - Hoàng Oanh nhớ lại.

“Lúc trao quà, mình nắm lấy tay một em khẽ hỏi: Em nói ước mơ của em cho chị nghe được không? Thường cúi đầu òa khóc: Chị là người đầu tiên hỏi về ước mơ của em. Nếu có ước mơ, em chỉ ước được đi học, viết chữ” - Oanh ôm Thường vào lòng, nhớ lại.

Về Hà Nội, Oanh vẫn giữ liên lạc với các em. Những xúc động chưa một ngày nguôi ngoai. Một hôm, Oanh thưa với mẹ: “Con sẽ vào lại Quảng Bình”. Ban đầu nghe con gái trình bày, cả ba mẹ Oanh đều ngỡ ngàng nhưng rồi quyết định ủng hộ con gái vì tin đó là một quyết định của lòng nhân ái. Ba bảo: “Con nhận nuôi là phải chịu trách nhiệm trước cuộc sống của các em từ chuyện đi lại, ăn học... Không thể để các em ra Hà Nội vài bữa rồi lại về quê”.

Đó không phải là một quyết định hấp tấp vì Oanh biết nếu không có người dìu dắt, rất có thể tương lai của ba đứa trẻ mù lòa sẽ rơi vào ngõ cụt và bóng tối vĩnh viễn. Nghĩ thế, Oanh càng thêm vững tin với quyết định của mình.

“Hai ngày nhớ nhất của cuộc đời em”

Ngày nào các em nhớ nhất? Thường, người chị lớn tuổi nhất, quay mặt vào nhìn Oanh rồi òa khóc: “Đời em có hai ngày đáng nhớ nhất: ngày gặp chị Oanh và ngày được đến trường”.

Những đứa em của Oanh dẫu tóc vẫn cháy khét nắng, da vẫn chưa kịp trắng lại nhưng ánh mắt thì đã “sáng” ra. Thường ghi nhật ký bằng chữ nổi Braille: “Em chẳng lúc nào quên buổi sáng đầu tiên hôm ấy chị nắm lấy tay em dìu giữa đường Hà Nội. Em chưa bao giờ nghe thấy tiếng xe nhiều đến thế, chị chẳng có xe để chở chúng em, hơn một giờ đi bộ, tay chị vẫn siết chặt tay chúng em để bước đến trường học chữ...”.

Những ngày đầu ra Hà Nội, Hoàng Oanh tập cho các em làm quen với gia đình mới; đồng thời tìm cách xin cho Thường được học chữ nổi ở Trung tâm phục hồi chức năng người khiếm thị Trung Kính. Khóa học bổ trợ kết thúc sau sáu tháng, sắp tới Thường sẽ được nhập học tại Trường Nguyễn Đình Chiểu. Hiếu đã vào lớp 1, Thắng được đi học lại lớp 3.

Từ ngày “ra riêng”, trung bình mỗi tháng “chị Oanh” tiêu pha gần 3-4 triệu đồng. Nào tiền ăn cho cả nhà, tiền học cho các em (học phí 500.000 đồng/tháng/em), rồi tiền học cho mình. Trước đây, Oanh cùng bạn kinh doanh một quán rượu nhỏ nên tích cóp được một ít, cộng với sự “tài trợ” của ba mẹ, số tiền đó giờ đang cạn dần với gia đình nhỏ trong cơn bão giá. Hoàng Oanh đang học văn bằng hai nên vẫn chưa có thu nhập mới.

Đến thăm con gái và các em của con trong phòng trọ nhỏ, thấy các em thương yêu nhau, thương chị Oanh, ba mẹ Oanh rất vui. Mỗi ngày, sau giờ học, cô SV Hoàng Oanh lại bận bịu với gia đình mới, với những mối làm thêm đến tận khuya để có tiền nuôi các em ăn học. Vất vả nhưng Oanh vẫn cảm thấy hạnh phúc khi thấy các em trưởng thành từng ngày. Về lâu dài, Oanh tính sẽ nhận tài liệu về cho các em đánh chữ, mang đồ thủ công về cho các em làm để có thu nhập trang trải chi phí cùng chị Oanh.

...Trong con ngõ 443 Kim Ngưu, Hà Nội, mấy tháng nay nụ cười trẻ thơ cứ rộn rã trong căn phòng trọ nhỏ mà đầy ấm cúng. Cứ mỗi lần nghe tiếng xe đạp lọc cọc ngoài ngõ, ba đứa em lại hướng tai ra nghe ngóng rồi “a” lên: “Chị Oanh đi học về!”.

Hoàng Oanh dự định cho tương lai các em thế nào? Và ai đủ can đảm “đổ gạo chung” với cô gái đã có ba “con” (sắp tới có thể sẽ có thêm một thành viên mới vì Oanh đã quyết định đón nốt người em út mù lòa còn lại của gia đình Thường ra Hà Nội), Oanh chỉ cười rồi nói: “Chừng nào các em có khả năng tự lập rồi mới... tính chuyện của mình. Nhưng dù thế nào Oanh cũng không bao giờ bỏ các em”.

THẾ KHA - THÁI BÁ DŨNG
Về Đầu Trang Go down
https://gvschool.forumvi.com, http://360.yahoo.com/tuonghuy07
 
Cổ tích “bà bụt sinh viên”
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Dzô coi tương lai của tụi bây qua ngày tháng sinh với tuổi nè ^O^
» Tình yêu & sự hi sinh ...
» Tiếng Anh tiếng Em từ sơ sinh đến Master đây !!
» Sắm sửa bộ theme đậm chất Giáng Sinh cho máy tính
» Chuyện học hành của sinh viên

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
12A1 Gò Vấp School :: Học tập - Làm việc :: Tin tức :: Tin đời sống - xã hội-
Chuyển đến